Truy tìm thủ phạm khiến bà bầu bị tê tay, phải làm sao để nhanh khỏi nhất

  • Thread starter minhtam29081996
  • Ngày gửi
M

minhtam29081996

Thành viên mới
#1
Triệu chứng tê tay ở bà bầu có gì khác biệt với người bình thường?
Chứng tê chân tay có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Hiện tượng này thường xuất hiện khi đứng hoặc đặt tay chân lâu 1 tư thế. Cảm giác như có kiến bò hoặc mất cảm giác ở tay, chân trong 1 thời gian ngắn. Không gây đau đớn hay nguy hiểm gì nặng nề.
Bà bầu bị tê tay thường khởi phát nhẹ nhàng. Cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, ngón chân. Tay chân đột nhiên mất cảm giác hoặc châm chích khó chịu. Khác với người bình thường, bà bầu bị tê tay ngay cả trong lúc ngủ, tần suất gặp nhiều hơn. Các vùng bị tê có thể cả vùng thắt lưng, mông, đùi.

ba-bau-bi-te-dau-ngon-tay.jpg

Ban đầu bà bầu bị tê đầu ngón tay.

Với trường hợp nặng, Bà bầu có thể cảm thấy đau nhức, nóng ran tại các ngón tay, bàn tay, ngón chân… Nhiều mẹ bầu phải tỉnh giấc vì triệu chứng này thường xuyên xuất hiện vào ban đêm. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu sẽ càng khó chịu hơn.

Thủ phạm gây ra tình trạng tê tay khi mang thai
Bà bầu bị tê tay do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo các chuyên gia, chứng tê tay khi mang thai chủ yếu là do các mạch máu bị chèn ép. Khả năng lưu thông máu đến các chi kém dẫn đến cảm giác nhức mỏi tại các vị trí này. Cụ thể:


Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
Hội chứng ống cổ tay (CTS) thường thấy trong thai kỳ. Theo một nghiên cứu năm 2015, CTS xảy ra ở 4% dân số chung nhưng chiếm đến 31-62% phụ nữ mang thai và khoảng 25% bà bầu mắc hội chứng này
CTS xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng tại các mô ở cổ tay làm chèn ép các dây thần kinh chạy xuống bàn tay, ngón tay khiến cho bà bầu bị tê các đầu ngón tay, ngón tay. Điều đó cũng có thể làm cho khả năng cầm nắm đồ vật và di chuyển của tay khó khăn hơn.

hoi-chung-ong-co-tay-thuong-gap-khi-mang-thai.jpg

Hội chứng ống cổ tay thường gặp khi mang thai.

CTS có thể xảy ra từ tháng thứ tư hoặc trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu đã từng gặp hiện tượng này trước đó, rất có thể bạn sẽ gặp lại trong lần mang thai tiếp theo. Và có thể sẽ tiếp tục sau thời gian sinh con.
Hội chứng ống cổ tay thường gặp bên bàn tay thuận hơn của mẹ bầu. Đặc biệt ngón giữa và ngón trỏ. Ngoài ra, nếu bạn mang đa thai, thừa cân trước mang thai hoặc ngực phát triển vượt mức khi mang thai sẽ dễ gặp CTS hơn.
Dù có gây khó chịu nhưng bạn không cần quá lo lắng. Hội chứng này sẽ giảm khi bé được 3 tháng tuổi. Bởi lúc này cơ thể bạn đã đào thải bớt lượng dịch thừa trong quá trình mang thai.


Khớp dịch chuyển khiến bà bầu bị tê tay
Theo nghiên cứu, trong quá trình mang thai cơ thể mẹ tiết ra một loại hoocmon nhằm nới lỏng các khớp. Đó là relaxin, có chức năng giúp xương chậu của bà bầu mở ra giúp bé đi qua dễ dàng khi chuyển dạ.

khop-dich-chuyen-khien-ba-bau-bi-te-ngon-tay.jpg


Tuy nhiên, hoocmon này không chỉ tác dụng lên các khớp tại xương chậu mà ảnh hưởng lên toàn bộ khớp trên cơ thể. Mẹ bầu có thể thấy việc di chuyển lúc này nhịp nhàng hơn. Nhưng hiện tượng khớp di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên các dây thần kinh.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường nằm nghiêng khi ngủ khiến toàn bộ cơ thể dồn trọng lượng về một bên. Lúc này, các khớp vai, cánh tay, bàn tay bị thay đổi khiến các dây thần kinh bị chèn ép. Bà bầu bị tê ngón tay, bàn tay và cả cánh tay là vì lẽ đó


Tuần hoàn máu kém
Ở bà bầu, sự lưu thông máu khó khăn hơn do một số cản trở như:


Sự lớn lên của thai nhi:
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai to hơn, chèn ép lên các mạch máu khiến việc
lưu thông máu đến các chi kém hơn. Dẫn đến tình trạng tê, mỏi chân tay.


Huyết áp thấp:

tuan-hoan-mau-kem-dan-den-te-bi-tay-chan.png

Tuần hoàn máu kém dẫn đến bà bầu bị tê tay chân.

Nếu bà bầu bị huyết áp thấp cũng làm giảm lưu lượng máu qua các chi. Khi các mô cơ ở tay không được cung cấp đủ máu trong thời gian dài. Các sợi thần kinh sẽ phản ứng lại qua các triệu chứng tê tay, ngứa ran ngón tay. Từ đó khiến bà bầu bị tê các đầu ngón tay.

Cơ thể thiếu chất, đặc biệt là canxi và magie
Thiếu dưỡng chất không những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân khiến bà bầu đối mặt với nhiều triệu chứng thai kỳ hơn.


Các nguyên nhân khác gây tê tay chân ở bà bầu
Mắc bệnh đái tháo đường gây tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Bà bầu bị phù nề hoặc lười vận động, đứng 1 tư thế quá lâu khiến máu ứ đọng…


Mẹ bầu tê tay đừng lo lắng nhưng chớ chủ quan, cần gặp bác sĩ khi nào?
Tê bì chân tay là hiện tượng sinh lý khi mang thai. Thông thường, các bà bầu không cần điều trị và triệu chứng này sẽ hết sau khi sinh em bé.

chu-y-khi-ba-bau-bi-te-tay.png

Bà bầu bị tê tay trong một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay.

Tuy nhiên, nếu gặp các trường hợp sau, thai phụ cần chú ý đi khám ngay. Bởi nó có thể báo hiệu các rối loạn chức năng gan, chuyển hóa… Hoặc có thể là bất thường của một số bệnh: đái tháo đường, thiếu chất…

Các biểu hiện:
Tê tay kèm các triệu chứng lơ mơ (dù xảy ra trong thời gian ngắn).
Toàn bộ cánh tay bị mất cảm giác và không thể nhấc nổi cánh tay.
Khi vận động, đi bộ mức độ tê tay nặng hơn.
Chứng tê tay kèm các dấu hiệu bất thường khác: co cơ, hoa mắt…


Bà bầu bị tê tay phải làm sao cho nhanh khỏi nhất?
Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chứng tê tay cũng như đau lưng khi mang thai sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu. Nếu khi ngủ thường xuyên bị tê tay sẽ khiến bà bầu thức giấc, giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó gián tiếp khiến sức khỏe mẹ và bé không đảm bảo. Vậy bà bầu tê tay phải làm sao?


Tránh ngồi, đứng, ngủ 1 tư thế quá lâu

tu-the-ngu-phu-hop-giup-ba-bau-giam-te-moi-tay-chan.jpg

Tư thế nằm phù hợp giúp mẹ bầu giảm tê mỏi tay chân.

Thay đổi các tư thế để tránh hiện tượng tê mỏi là rất cần thiết khi mang thai… Ngủ nên kê cao chân hoặc đặt 2 tay cao hơn thân mình sẽ giúp dễ chịu hơn. Đặc biệt không dùng tay kê đầu hoặc nằm đè lên bàn tay, cánh tay.

Tập thể dục thường xuyên
Bà bầu nên tham khảo thêm các bài tập cho tay, chân ngoài các bài thể dục chung cho cơ thể. Tăng cường vận động phù hợp giúp lưu thông máu tới các chi tốt hơn, đẩy các chất lỏng dư thừa sang vùng khác.


Chăm sóc cho tay của bạn
Bôi kem dưỡng da tay, giữ ấm cho tay trong mùa đông. Ngâm tay với nước ấm chứa tinh dầu sẽ giúp giảm triệu chứng tê tay rất tốt. Massage bàn tay, cổ tay rồi từ từ di chuyển theo cánh tay lên vai, cổ và xuống phần lưng trên. Đây là phương pháp giúp mẹ bầu thư giãn rất tốt.


Thực hiện 1 số động tác xoa bóp, bấm huyệt
Siết chặt tay thành nắm đấm kết hợp với việc di chuyển vị trí của tay.

xoa-bop-giup-ba-bau-bi-te-tay-de-chiu-hon.jpg

Xoa bóp giúp bà bầu bị tê tay dễ chịu hơn.

Tay trái nắm cổ tay phải rồi xoa bóp theo chuyển động tròn và ngược lại giúp giảm chất lỏng tích tụ. Châm cứu, bấm huyệt cũng giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay rất hữu hiệu.

Chế độ ăn uống đảm bảo bổ sung vitamin và khoáng chất
Duy trì chế độ ăn cân bằng giảm muối, đường, chất béo, tăng cường vitamin, khoáng chất. Các thực phẩm thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh giàu vitamin B6, nhóm thực phẩm giàu canxi như: rau màu xanh đậm, các loại hạt ngũ cốc…
Nhu cầu về dinh dưỡng trong thai kỳ tăng hơn so với bình thường. Vì vậy để đáp ứng đủ cho sự phát triển của bé và đảm bảo cho sức khỏe của mẹ. Bà bầu cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm chức năng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng vitamin tổng hợp, viên bổ sung sắt, loại canxi nào tốt nhất cho bà bầu,… Bồi dưỡng đầy đủ chất giúp mẹ bầu có một trải nghiệm tuyệt vời giảm thiểu các khó chịu của các triệu chứng sinh lý khi mang thai.
Hiện nay, dạng canxi nano tự nhiên được các chuyên gia khuyên dùng. Trong đó, sản phẩm được ứng dụng công nghệ hiện đại từ nghiên cứu của viện khoa học-công nghệ Hàn lâm Việt Nam chính là Avisure Hical.

top-100-hical.jpg

Avisure Hical đạt giải thưởng “top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình trẻ em”

Sản phẩm Avisure Hical cung cấp canxi hydroapatit dạng nano tự nhiên. Hical giúp đáp ứng đủ lượng canxi cho bà bầu, mẹ sau sinh. Với công thức hối hợp 4 thành phần: canxi nano, vitamin D3, MK-7, boron cho tác dụng tối ưu là lựa chọn bổ sung canxi hàng đầu.
Liên hệ hotline 1800.0016 tư vấn về sức khỏe thai kỳ.
 
Bổ sung canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ có đủ không? Là câu hỏi mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Nhiều người nghĩ rằng trẻ còn nhỏ chưa cần để phát triển chiều cao. Việc không chú trọng về dinh dưỡng của con trong giai đoạn này là một sai lầm lớn.
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top