Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt mẹ nên xử lý thế nào?

  • Thread starter baole567567
  • Ngày gửi
baole567567

baole567567

Thành viên mới
#1
Đợt trước do mùa hè nắng nóng nên bé nhà mình bỗng nhiên bị nổi rôm sảy rất nhiều ở mặt. Mình cũng tham khảo qua nhiều nguồn thông tin và ý kiến từ các bác sĩ Nhi và đã chữa bệnh cho con thành công. Đến nay thì da mặt con đã khỏi rôm sảy hoàn toàn và không bị tái lại nữa.
Mình biết cũng có nhiều mẹ vẫn loay hoay chưa biết xử lý rôm sảy ở mặt cho con nên đã copy bài viết mình đã đọc và áp dụng thành công cho các mẹ cùng biết.
Dưới đây là nội dung của bài viết nhé!

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt mẹ nên xử lý thế nào?
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt, da mặt bé bỗng nhiên bị nổi những mụn nước li ti khiến bé ngứa ngáy khó chịu, thường đưa tay lên gãi làm trầy xước da. Các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý an toàn cho con nhé!

1. Mẹ cần loại bỏ 4 nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở mặt
Rôm sảy biểu hiện trên mặt bé là những mụn đỏ li ti mọc trên da, khiến da ửng đỏ và còn kèm theo mụn nước, thậm chí là xuất hiện cả mủ trắng.
tre-so-sinh-bi-rom-say-o-mat-me-nen-xu-ly-the-nao-1.jpg

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt​
Tuy rôm sảy không gây đau đớn nhưng sẽ khiến bé ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên cào gãi hoặc dụi mặt vào chăn gối cho bớt ngứa. Điều này sẽ khiến làn da mỏng manh của bé bị tổn thương và có thể dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng. Nặng hơn, bệnh có thể lan ra khắp thân người bé và chữa trị rất khó.
Có 4 nguyên nhân chính khiến bé bị rôm sảy ở mặt:
  • Do mồ hôi
Làn da bé vốn rất mỏng manh nhạy cảm. Khi thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, ngoài ra mồ hôi trên đầu bé chảy xuống mặt khiến da mặt bé luôn trong tình trạng bí bách. Lại thêm bụi bẩn trong không khí bám vào làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành rôm sảy.
  • Do bé ở lồng ấp hoặc bé bị sốt cao
Trong trường hợp này, nhiệt độ cơ thể bé cao khiến lỗ chân lông bị bít, tắc nghẽn tuyến mồ hôi và bé bị nổi chấm đỏ trên mặt, dẫn đến tình trạng bé bị nổi rôm.
  • Do mẹ mặc nhiều quần áo cho con
Cha mẹ vì sợ con bị lạnh nên ủ ấm bé quá kỹ hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo cho con, khiến cơ thể trẻ bị nóng và đổ nhiều mồ hôi, nguy cơ bé mắc rôm sảy rất cao.
  • Do thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao khiến hệ bài tiết của bé phải làm việc quá tải, rôm sảy dễ xuất hiện trên da mặt bé.
2. Cha mẹ có nên để rôm sảy tự khỏi không?
Nhiều cha mẹ có suy nghĩ chủ quan để rôm sảy trên da mặt bé tự khỏi. Đây là nhận định các mẹ cần tránh.
Tuy rôm sảy trên mặt bé có thể lặn xuống khi thời tiết mát mẻ nhưng ngay khi thời tiết nóng hơn, nhiệt độ cao hơn, bệnh sẽ tái phát trở lại khiến việc điều trị cho bé khó khăn hơn.
Bệnh sẽ gây ra ngứa ngáy khó chịu, khiến bé dùng tay cào gãi dẫn đến nhiễm trùng da nguy hiểm. Hơn nữa, rôm sảy trên mặt ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của bé, có thể để lại sẹo trên da nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cho con.
Mẹ cần có hướng điều trị nhanh chóng giúp chữa bệnh dứt điểm và nhanh chóng khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt.
tre-so-sinh-bi-rom-say-o-mat-me-nen-xu-ly-the-nao-2.jpg

Cha mẹ cần có hướng xử lý nhanh chóng khi bé bị rôm sảy ở mặt​
3. Áp dụng 5 cách trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh
3.1. Vệ sinh làn da bé
Đây là điều rất quan trọng mẹ cần lưu ý khi chữa rôm sảy cho con. Mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé. Mẹ nên thường xuyên lau mặt cho con để giữ da sạch, tránh bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông và lau sạch lớp mồ hôi bẩn trên da.
3.2. Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi cho con
Các mẹ nên lựa chọn quần áo mềm mỏng, thấm hút mồ hôi để mặc cho con. Ưu tiên quần áo từ chất liệu tự nhiên sẽ an toàn với làn da bé hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần giữ quần áo của con luôn sạch sẽ và khô thoáng. Khi bé đổ nhiều mồ hôi, mẹ cần thay quần áo khác để con dễ chịu hơn.
3.3. Giữ nhà cửa, không gian sống của bé thoáng mát, sạch sẽ
Môi trường và không gian bé sống ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của bé. Nếu phòng bé quá kín gió, ẩm ướt, không khí không lưu thông tốt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây hại. Vì vậy, mẹ cần giữ phòng bé luôn được khô thoáng và sạch sẽ, vừa giúp bé thoải mái hơn, vừa hỗ trợ điều trị rôm sảy trên da mặt bé.
Mách nhỏ cho mẹ là vào những ngày thời tiết oi bức, độ ẩm cao, mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng bé từ 22-26 độ C là phù hợp.
3.4. Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị rôm sảy
Khi lựa chọn sản phẩm bôi da điều trị trẻ bị rôm sảy, các mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa và tuân theo đúng chỉ định về liều lượng sử dụng thuốc.
Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên vì khi mẹ bôi lên da mặt bé, bé thường dùng tay chạm vào khiến kem dính vào mắt, mũi.
Mẹ có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm giúp cải thiện tình trạng rôm sảy trên da mặt bé như:
  • Thuốc trị rôm sảy Bepanthen: Kem chứa thành phần chính là Dexpethanol, hay còn gọi là Pethanol giúp làm lành những tổn thương trên da bé, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và kích ứng trên da do rôm sảy. Đồng thời giúp dưỡng da mềm mại hơn, thúc đẩy tái tạo da hiệu quả.
tre-so-sinh-bi-rom-say-o-mat-me-nen-xu-ly-the-nao-3.jpg

Thuốc trị rôm sảy Bepanthen​

  • Kem trị rôm sảy Oatrum Kids Gel: Chứa một số thành phần chính như Berberine, Nano Curcumin, Glycerin, Isopropyl Alcohol…giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy nhanh chóng, hỗ trợ làm lành vết thương trên da bé, mang lại hiệu quả điều trị rôm sảy.
  • Xịt trị rôm sảy mẩn ngứa Kobayashi: Sản phẩm với các thành phần thiên nhiên giúp làm dịu nhanh tình trạng da bé bị kích ứng, đồng thời hút mồ hôi, diệt khuẩn và kháng khuẩn hiệu quả, hỗ trợ điều trị rôm sảy.
3.5. Một số lưu ý
  • Mẹ tránh để bé đưa tay gãi lên da mặt. Vừa gây nhiễm trùng nguy hiểm, vừa có thể để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
  • Khi sử dụng thuốc bôi da cho con, cha mẹ không nên dùng tay bôi trực tiếp vì dễ gây nhiễm trùng da bé. Thay vào đó, mẹ nên dùng tăm bông lấy kem rồi thấm lên da con.
  • Tránh để con dùng tay chạm lên da mặt, dễ làm thuốc hoặc kem bôi da dính vào mắt, mũi.
  • Mẹ không tự ý mua thuốc để bôi cho con vì những sản phẩm ngoài thị trường có thể chứa các thành phần không phù hợp với làn da bé sơ sinh
  • Trường hợp bé mới chớm bị rôm sảy, mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại nguyên liệu tự nhiên như: mướp đắng, lá sài đất, lá trầu không, chè xanh, nhọ nồi…cũng giúp điều trị rôm sảy. Đối với cách trị rôm sảy cho trẻ nhỏ này, mẹ cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và xử lý kỹ trước khi dùng cho con.
  • Mẹ không dùng xà phòng của người lớn cho con vì chúng chứa nhiều chất tẩy dễ gây kích ứng da bé.
  • Khi nhận thấy da bé có những dấu hiệu rôm sảy lan rộng, rôm sảy nhiễm trùng sưng tấy, mưng mủ, bé bị sốt hoặc quấy khóc liên tục, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
tre-so-sinh-bi-rom-say-o-mat-me-nen-xu-ly-the-nao-4.jpg

Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng​
4. Phân biệt bệnh rôm sảy với các bệnh ngoài da khác
Cha mẹ cần có kiến thức đầy đủ về để nhận biết con mắc bệnh gì và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
  • Rôm sảy: Bệnh thường xuất hiện những nốt mụn hồng, đỏ, đôi khi mụn có mủ trắng mọc trên cơ thể bé ở trán, má, cổ, ngực, lưng, bẹn…
  • Hăm da: Những vùng da bị hăm như nách, bụng, dưới vú, vùng bẹn mông…bị ngứa đỏ, nổi mụn và gây đau rát, khó chịu.
  • Sốt phát ban: ban đỏ nổi khắp cơ thể bé, xuất hiện ở ngực và lan ra toàn thân. Bé bị sốt và viêm họng, quấy khóc nhiều.
  • Mụn sữa: các đốm nhỏ mọc li ti trên da bé, mụn như hạt kê có màu trắng như gạo, tương đối cứng.

Nguồn: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt mẹ nên xử lý thế nào? - Biohoney Baby
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top