Tự nhận mình trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế

MoonLight

MoonLight

Thành viên cấp 3
#1
"Nhiều người tự nhận mình mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi tự khớp biểu hiện của bản thân với triệu chứng đăng trên mạng."

Trên Channel News Asia, bác sĩ tâm thần Lim Boon Leng (Trung tâm Y khoa Gleneagles, Singapore) chia sẻ các bác sĩ mới vào nghề có nhiệm vụ ghi chép trong khi bác sĩ chính thăm khám bệnh nhân.

Để ghi kịp, họ thường viết tắt CVA cho tai biến mạch máu não, schiz cho bệnh tâm thần phân liệt. Cách viết này thành thói quen của bác sĩ trẻ song khiến bác sĩ lâu năm khó chịu. Bệnh nhân cao tuổi cũng cảm thấy không được tôn trọng khi bác sĩ viết tắt trong bệnh án hoặc khi thăm khám.

Lâu dần, bác sĩ Lim Boon Leng nhận thấy làm việc tại nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, họ phải tôn trọng căn bệnh họ điều trị, sâu xa hơn là tôn trọng bệnh nhân đang phải chịu đựng sự dày vò của những căn bệnh đó.

"Là bác sĩ chuyên chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, tôi cảm thấy rất phẫn nộ khi nghe mọi người lạm dụng các thuật ngữ", ông bức xúc.


Tram cam.jpg

TỰ NHẬN MẮC RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OCD)

Bác sĩ Lim Boon Leng lấy ví dụ về thuật ngữ về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Nhiều người thường nói họ mắc OCD hoặc có người thân, bạn bè bị chứng này. Tuy nhiên, theo ông, thông thường, những người đó chỉ quá ưa sạch sẽ.

Ngược lại, những bệnh nhân OCD thường có những triệu chứng lâm sàng như chôn chân trước vòi hoa sen hàng giờ, sau khi thực hiện thật cẩn thận các quy trình tắm rửa mới chịu rời đi.

Các nghiên cứu cho thấy các thuật ngữ thiếu tôn trọng và tiêu cực với bệnh tâm thần xuất hiện tràn lan trên các trang báo in, truyền hình và phim ảnh. Nhiều hình ảnh động và phim hoạt hình cũng có những hình ảnh tiêu cực về bệnh tâm thần. Việc trẻ em tiếp xúc sớm với những thuật ngữ tiêu cực này sẽ khiến chúng coi đó là điều bình thường và phù hợp về mặt ngôn từ.

Mạng xã hội cũng có rất nhiều ảnh chế về chứng OCD. Bác sĩ Lim cho hay ông từng nghe diễn viên hài liên tục gọi các nhân viên kỹ thuật là “người tự kỷ”.

BỆNH TÂM LÝ KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA

Việc lạm dụng thuật ngữ sức khỏe tâm thần thoạt nhìn có vẻ vô hại. Nhiều người còn cho rằng dùng những thuật ngữ ấy làm câu chuyện thêm hài hước và thú vị.

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra các triệu chứng tâm thần hoặc làm cho người mắc bệnh tâm lý cảm thấy xấu hổ, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng. Sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh nhân tâm thần có thể khiến họ không dám điều trị.

Theo bác sĩ Lim, khi một thuật ngữ liên quan bệnh tâm thần trở nên mang yếu tố kỳ thị, họ thường chuyển sang ghi mô tả chẩn đoán để bảo vệ bệnh nhân.

Những thuật ngữ như “đần”, “thiểu năng tâm thần nhẹ” và “kém thông minh” bị lạm dụng quá mức. Các bác sĩ buộc phải thay thế bằng các thuật ngữ như “chậm chạp về mặt tinh thần”, “thiểu năng tâm thần”, sau đó là “có nhu cầu đặc biệt” và “chậm phát triển trí tuệ”.

Tuy nhiên, việc sử dụng quá đà các thuật ngữ bệnh lý tâm thần như “chậm phát triển” và “nhu cầu đặc biệt” đã gây ra tác động tiêu cực, không còn phù hợp.

NHIỀU THUẬT NGỮ BỊ LẠM DỤNG

Ngoài OCD, thuật ngữ “rối loạn cảm xúc lưỡng cực” cũng thường xuyên bị lạm dụng để chỉ những người hay có tâm trạng thất thường, khó tính hoặc đơn giản là hay thay đổi.

Ông Lim từng thăm khám cho nhiều người đến bệnh viện vì quá lo lắng, nghĩ họ mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Trong khi thực tế, những người này chỉ trải qua nhiều cảm xúc.

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực không thay đổi giữa nhiều tâm trạng. Họ thường rơi vào trạng cực độ hưng phấn hoặc trầm cảm kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Các triệu chứng hưng phấn hoặc trầm cảm thường cho thấy tình trạng suy nhược nghiêm trọng.

Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân phấn chấn bất thường, ý thức bản ngã tăng vọt dẫn đến những hành vi bốc đồng như chi tiêu quá đà hoặc gửi tin nhắn vô lý cho bạn bè, gia đình.

Sau vài tuần, cảm giác hưng phấn giảm đi, bệnh nhân sẽ hối hận về sự bốc đồng, mất cân bằng cảm xúc và động lực. Từ đó, họ sống thu mình, không muốn giao lưu, có thể có ý định tự tử.

Trầm cảm cũng là thuật ngữ thường xuyên bị sử dụng sai cách. Cảm giác ủ rũ sau khi xem bộ phim buồn khác với những gì bệnh nhân trầm cảm trải qua. Trầm cảm là cảm giác tuyệt vọng tột độ, vô vọng, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, cảm thấy bản thân là gánh nặng.

Khi các thuật ngữ được sử dụng như tiếng lóng, chúng chỉ để miêu tả các hành vi không quá khác thường hay đặc điểm tính cách của số đông. Tuy nhiên, sự lạm dụng đó khiến nhiều người xem nhẹ khó khăn, nỗi đau mà bệnh nhân tâm thần gặp phải.

Việc lạm dụng đó còn khiến nhiều người tự mặc định các vấn đề mình gặp phải hay thất bại của bản thân là do mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nhiều học sinh, sinh viên học không tốt ở trường thường kiên quyết cho rằng họ mắc chứng rối loạn giảm chú ý (ADD) khi thấy các mô tả về bệnh được đăng trên mạng xã hội trùng khớp với bản thân.

Theo bác sĩ Lim, việc đổ lỗi cho bệnh tâm lý không giúp họ học được kỹ năng cần thiết như quản lý kỳ vọng và căng thẳng.

ĐUA THEO TRÀO LƯU TRÊN MẠNG

Thậm chí, nhiều người còn lãng mạn hóa các bệnh tâm lý. Họ tự nhận mình mắc chứng nọ bệnh kia theo trào lưu. Khi hashtag #PTSD (rối loạn stress sau sang chấn) thịnh hành, TikTok tràn ngập clip người tự cho là mắc PTSD. Vài tuần sau đó, trào lưu chuyển sang #DID (rối loạn nhận dạng phân ly).

Với những người thực sự mắc 2 chứng trên, việc kỳ thị, coi thường, áp dụng sơ sài các chẩn đoán tâm thần cho thấy sự thiếu đồng cảm. Điều đó khiến họ cảm thấy những người xung quanh không hiểu tình trạng cũng như nỗi đau của họ.

Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, bác sĩ Lim Boon Leng không cho rằng mình có quyền yêu cầu mọi người sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp với người mắc bệnh tâm thần. Ông cũng không dám chắc các thuật ngữ ông dùng có xâm phạm hay gây khó chịu cho các bác sĩ khác hay không.

Ngày nay, việc lạm dụng từ ngữ là một vấn đề phức tạp. Nhiều thuật ngữ tâm thần tồn tại vì đã được đưa vào từ điển. Ví dụ, "anal stage" (giai đoạn hậu môn) trong trường phái Freud chỉ mối liên hệ giữa việc tập ngồi bô và tính cách khi trưởng thành. Nhưng hiện nay người ta lại sử dụng từ "anal" để chỉ hành vi cứng nhắc.

"Paranoia" vốn được dùng để chỉ chứng rối loạn hoang tưởng nhưng ngày nay nhiều người dùng để mô tả sự nghi ngờ.

VÔ TÌNH CHỨ KHÔNG PHẢI ÁC Ý

Bác sĩ Lim cho rằng việc sử dụng sai và bừa bãi các chẩn đoán và thuật ngữ tâm thần chỉ đơn giản do thiếu hiểu biết chứ không có ác ý. Tuy nhiên, ngày nay, mọi người nói nhiều hơn về vấn đề sức khỏe tâm thần song thường hời hợt.

Theo bác sĩ Lim, khoa học vẫn chưa đưa ra đánh giá sâu về các triệu chứng, rối loạn chức năng, cách điều trị bệnh tâm lý. Vì thế, ông kỳ vọng xã hội cần làm nhiều hơn để nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần, đặc biệt các chứng phổ biến như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Ông cũng mong mỗi người cẩn thận lựa chọn sử dụng các thuật ngữ, tránh sử dụng sai, bừa bãi nhằm ngăn chặn sự kỳ thị đối với người mắc bệnh tâm lý.

Theo Zing
 

Phụ nữ mang thai mơ thấy con sóc: Ý nghĩa và giải mã​

Bạn đang mong chờ khởi đầu cuộc phiêu lưu mới với đứa con trong bụng của mình. Nhưng khi bạn mơ thấy một con sóc xuất hiện trong giấc mơ của mình, bạn lại lo lắng và tự hỏi điều gì đang xảy ra? Đừng lo lắng quá nhiều vì đó không phải là dấu hiệu xấu! Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của việc phụ nữ mang thai mơ thấy con sóc và giải mã những thông điệp ẩn sau giấc mơ đó.
phu-nu-mang-thai-ngu-mo-thay-soc-la-diem-gi.png

Giấc mơ về con sóc​

Khi mơ thấy con sóc, khả năng cao rằng bạn sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bản thân giấc mơ chỉ đơn giản là tưởng tượng, không phải là một hiện tượng thật sự. Một số người tin rằng giấc mơ có liên quan đến việc sắp sinh con hoặc mối quan tâm đến sức khỏe của em bé trong bụng. Tuy nhiên, cũng có những giải thích khác cho việc mơ thấy con

Ý nghĩa của giấc mơ​

Mơ thấy con sóc có thể đại diện cho điều gì đó đang rình rập bạn và sự thận trọng cần được thể hiện. Con sóc cũng có thể tượng trưng cho quá trình tích lũy và tiết kiệm tiền bạc. Trong khi đó, một số người tin rằng con sóc cũng có nghĩa là may mắn và thành công.

Giải mã giấc mơ về con sóc​

Nếu bạn mơ thấy một con sóc trong giấc mơ của mình, có một số cách để giải mã dấu hiệu này. Một cách để giải mã giấc mơ này là nghi ngờ về một ai đó hoặc một điều gì đó trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể cảm thấy lo lắng về một chuyện gì đó và giấc mơ này chỉ đơn giản là phản ánh những suy nghĩ của bạn trong khi bạn ngủ.

Một lý do khác để mơ thấy con sóc có thể là bạn đang lo lắng về tiền bạc hoặc cảm thấy bất an về tài chính. Nếu bạn đang mang thai và mơ thấy con sóc, đó có thể là một dấu hiệu cho bạn biết cần phải cẩn thận với chi tiêu và tiết kiệm tiền bạc để chuẩn bị cho sự xuất hiện của trẻ sơ sinh.

Một giải thích khác cho việc mơ thấy con sóc là nó tượng trưng cho may mắn và thành công. Con sóc rất tích cực và siêu linh, do đó, nó có thể mang lại may mắn và thành công trong cuộc sống của bạn.

Những điều cần lưu ý​

Nếu bạn đang mang thai và mơ thấy một con sóc, đừng quá lo lắng vì đó không phải là dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy bất an hoặc muốnhiểu sâu hơn về giấc mơ này, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà tư vấn tâm lý để tìm hiểu thêm.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng giấc mơ chỉ đơn giản là tưởng tượng và không phải là điều gì đó đang xảy ra trong thực tế. Do đó, không nên quá lo lắng về những giấc mơ này. Thay vào đó, hãy tận dụng cơ hội để khám phá sâu hơn về bản thân mình và những suy nghĩ của mình trong khi ngủ.

Kết luận​

Phụ nữ mang thai mơ thấy con sóc có thể gây ra nhiều tâm lý và cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng vì đó chỉ đơn giản là giấc mơ và không có nghĩa gì đối với cuộc sống thực tế của bạn. Hãy tận dụng cơ hội để khám phá sâu hơn về bản thân mình và những suy nghĩ của mình trong khi ngủ để có được một cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc hơn.
Nguồn: Tử Vi Đông Tây
 
Nhưng dù thế nào, nếu cần thiết thì cũng nên đi khám xem nhé!
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top