Những lưu ý cha mẹ cần nhớ khi cho bé bú bình

LamMyTram

LamMyTram

Thành viên mới
#1
Bú mẹ là một giai đoạn quan trọng, không những giúp trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng lý tưởng mà còn là một khoảng thời gian tuyệt vời để nuôi dưỡng con bằng cách ấp ủ và thắt chặt tình mẫu tử. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ khiến bé buộc phải chọn giải pháp bú bình thay vì bú mẹ. Bên cạnh đó, trong đời sống hiện đại, khi mẹ còn phải bận rộn với công việc thì việc cho bé sử dụng bình sữa là một sự lựa chọn thích hợp để thay thế, vừa giúp mẹ đỡ vất vả, vừa duy trì bữa ăn chất lượng cho bé. Vậy vì sao trẻ phải bú bình thay vì bú mẹ? Và khi bé bú bình cần lưu ý những điều gì?

2273.jpg

Vì sao nên sử dụng bình sữa cho bé?
Có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa bằng bình hay không đang là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu hỏi này. Theo các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời, tuy nhiên có những trường hợp bé không có điều kiện bú sữa mẹ như:

  • Việc sinh mổ khiến sữa mẹ không kịp sản sinh, về chậm, ít sữa hay đột ngột mất sữa.
  • Mẹ đang có vấn đề về sức khỏe không thể cho con bú.
  • Bé sinh non, sức khỏe trong giai đoạn sơ sinh không ổn định sẽ cần được bú bình trong thời gian ngắn khi chưa thể cho bú mẹ.
  • Trẻ bị sức môi, hở hàm ếch khiến việc hít thở, hút, nuốt gặp khó khăn thì có thể bú bình.
Tùy thuộc vào từng thời điểm mà các mẹ cho bé bú bình sao cho phù hợp, đây thường là giải pháp tạm thời, còn bú sữa mẹ là giải pháp lâu dài. Với các bà mẹ vẫn luôn mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì không cần phải lo lắng, bởi thay vì cho bú trực tiếp, các mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa hoặc kích thích sản sinh ra sữa, sau đó cho trẻ bú bằng bình. Đây còn là phương pháp tốt giúp dễ dàng kiểm soát lượng sữa cho bé mỗi bữa mà mẹ còn có thể rảnh tay, dành thời gian cho các công việc khác. Vậy khi cho trẻ bú bình cần lưu ý những điều gì?

Những lưu ý cha mẹ phải nhớ khi cho bé bú bình:

Chọn bình sữa đúng cách cho con

binh-sua-tot-cho-tre-so-sinh-2.jpg

Bình sữa là vật dụng không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có quá nhiều mẫu mã đa dạng đến từ những thương hiệu lớn nhỏ khác nhau khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé. Mẹ có thể tham khảo ở bài viết để chọn được bình sữa phù hợp cho bé.

Kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ bú
Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm ti phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Mẹ nhớ cọ rửa bình thật kỹ vì bình mới mua, tiếp theo bỏ bình sữa ngập trong nước đang đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Cần lưu ý nhớ đổ nước ngập bình và không để bình sữa chạm vào thân nồi vì nồi rất nóng có thể gây nóng chảy, biến dạng bình. Sau đó vớt bình ra và đặt vào một nơi thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn. Với những lần sử dụng tới, nếu mẹ sử dụng bình nhựa hay bình silicon chịu được nhiệt độ cao, không bị biến dạng thì có thể khử trùng bằng lò vi sóng hoặc sửa sạch trong máy rửa chén.
Mẹ phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bình sữa và núm ti đã được vệ sinh sạch sẽ, tiết trùng cẩn thận và ở tình trạng tốt nhất trước khi cho bé bú chưa. Đặc biệt là núm ti, nếu phát hiện có bất kì vết rách nào, kể cả những vết nứt nhỏ cũng phải thay bằng chiếc mới cho con. Vì trường hợp bé nhận được một lượng sữa nhiều hơn bình thường gây nên nguy cơ bé bị sặc là rất cao.
Nếu cho trẻ dùng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa. Cho dù dùng sữa mẹ hay pha sữa công thức cho con thì mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé bú.

Chất lượng sữa
Đối với sữa công thức, mẹ nên pha chính xác tỉ lệ theo hướng dẫn trên nhãn về tỉ lệ sữa và nước. Nếu pha loãng quá sẽ làm nguồn dinh dưỡng trong bình nghèo nàn, còn nếu quá đặc lại không tốt cho dạ dày và thận của bé. Cách pha sữa đúng cách:

  • Trộn sữa vào một cái bát hay cái cốc riêng, khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí.
  • Tránh rót sữa từ trên cao quá so với bình sữa. Thay vào đó, mẹ đặt bát hoặc cốc càng gần mép bình càng tốt và từ từ đổ sữa vào bình.
  • Không lắc bình, chỉ nên khuấy sữa. Để bình sữa một lúc trước khi cho bé bú. Mẹ có thể pha sữa 5 phút trước khi cho bé bú.
  • Dùng bình sữa có dung tích đủ cho một lần sử dụng. Mẹ nên để bình sữa đứng lúc pha và đổ sữa đầy bình để hạn chế các bong bóng khí.
Đối với sữa mẹ cần bảo quản đúng cách, tránh làm vi khuẩn xâm nhập vào sữa. Trước khi cho con bú, cần kiểm tra sữa có bị hỏng hay không rồi hãy cho bé sử dụng để đảm bảo an toàn cho con.

Kiểm tra nhiệt độ sữa
Tốt nhất nên cho bé bú bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng. Tuy nhiên có một số trẻ lại thích sữa ấm, mẹ có thể ngâm bình sữa trong bát hoặc dưới vòi nước nóng từ 1 – 2 phút. Đặc biệt không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ gây bỏng cho con. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý mẹ không nên thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.
Kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti
Để kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng, sữa nên nhỏ giọt đều đặn một giọt một giây, nếu nhanh hơn mẹ nên thay núm ti khác. Còn khi lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm do bị tắc núm, mẹ có thể sử dụng một cái kim sát khuẩn chọc một lỗ trên núm để điều tiết lại lượng sữa chảy ra. Với những trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc chưa cứng cáp thích hợp với những loại núm ti nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm.

Tư thế đúng khi cho trẻ bú bình

nhung-thoi-quen-xau-cha-me-can-tranh-khi-cho-con-bu-binh-3-1485225252-width500height250.jpg

Hãy đảm bảo tư thế ngồi của mẹ thật thoải mái. Nên dùng khuỷu tay giữ cho đầu của bé được nâng lên cao. Giữ bé ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở, trong khi trọng lực giúp mang sữa hoặc thức ăn xuống dạ dày của bé. Giữ bình sữa nằm ngang, nghiêng chai khi mẹ cho bé uống để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú, không có chỗ cho không khí, đồng thời tốc độ dòng chảy không quá nhanh.
Kiểm tra xem các vòng ở cổ chai đã được đóng đúng cách hay chưa. Khi thấy một bong bóng lớn hình thành mỗi khi bé bú sữa, lúc đó vòng ở cỗ chai đã được vặn chặt đúng cách. Nếu vặn chưa chặt hay chưa đúng cách, mẹ sẽ thấy một loạt bong bóng khí xuất hiện ngay khi bé ngừng cố gắng bú sữa.
Nếu mẹ nghe tiếng mút ồn ào khi bé uống, thì có thể bé uống quá nhiều không khí. Để hạn chế, hãy giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ và điều chỉnh tùy theo lượng sữa trong chai. Mẹ cũng cần lưu ý không cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng hay nằm ngửa và không dựng đứng bình sữa để tránh làm bé bị sặc.
Không nên cho bé bú khi quấy khóc hoặc ngừng ngay khi bé quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế trẻ có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày. Đặc biệt, tuyệt đối không cho con vừa bú vừa ngủ, sữa có thể chảy vào tay bé gây nhiễm trùng nặng. Nên cho trẻ bú xong trước khi ngủ.

Cho bé ngậm núm vú đúng cách
Trước tiên, mẹ hãy dạy bé cách ngậm núm vú. Hãy chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía dưới môi của bé lên phía mũi, điều này sẽ kích thích bé há miệng. Tiếp theo, đưa núm ti vào trong miệng bé, hướng núm về phía vòm miệng của trẻ. Bé cần phải ngậm được toàn bộ phần đầu núm, nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên chứ không phải dưới lưỡi của con.
Mẹ cần chú ý cách con bú ngay từ những miếng đầu tiên. Nếu thấy bé bắt đầu có dấu hiệu nuốt chửng hãy dừng cho trẻ ăn. Do dòng chảy sữa quá mạnh so với nhịp độ bú của con, hãy mua một núm ti khác cho bé bỏ qua việc mẹ đã lựa chọn rất cẩn thận. Một núm ti phù hợp nhất với bé mới là một núm ti tốt.

Luôn vỗ ợ hơi cho trẻ

mach-me-3-cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-1-1581046674-823-width500height345.png

Trong khi bé bú, bé cần có thời gian nghỉ và có thể cần được vỗ ợ hơi để dễ tiêu hóa. Nếu khi đang bú mà trẻ có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc hãy dừng cho bé bú và vỗ ợ hơi trước khi tiếp tục bú.
Khi trẻ nhả núm vú ra và biểu hiện đã no, mẹ giúp bé ợ hơi bằng cách bế trẻ thẳng lưng, áp đầu bé tự lên vai mẹ rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên mẹ hãy chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng ợ hơi sau khi bú nên đừng hoảng hốt khi không thấy bé ợ hơi mẹ nhé.
Trong trường hợp con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành dòng, hãy vệ sinh mũi và miệng sạch sẽ cho trẻ. Không nên bắt bé tiếp tục bú sau khi nôn trớ xong trừ khi con có biểu hiện đói, muốn bú thêm. Mẹ hãy kiểm tra lại lỗ ở trên núm ti có quá to hay không, sữa chảy vào miệng bé một cách quá nhanh và quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng nôn, trớ.
Sau khi vỗ ợ hơi của trẻ xong, hãy bế con thẳng lưng một lúc rồi mới đặt con xuống, tránh đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với con. Hãy để bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút, sau đó bó gối ra cho trẻ nằm với tư thế khác.

Bảo quản sữa như nào?
Nếu bé bú sữa công thức không hết thì phần còn lại trong chai không nên để đó cho bé dùng tiếp mà phải đổ đi. Nếu là sữa công thức dạng nước đã mở nắp thì cần ngay lập tức cho vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa công thức từ sữa bột, có thể trữ 24 giờ trong tủ lạnh. Nếu sữa công thức để bên ngoài 2 giờ, nên đổ bỏ.
Nên pha lượng sữa vừa đủ, không được pha quá nhiều và để dành. Sữa mẹ có thể cất trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày hoặc nên cấp đông để giữ được 3 tháng nếu điều kiện cấp đông đảm bảo ở 0 độ.

Tuyệt đối không ép trẻ
Mỗi trẻ có một nhu cầu riêng về lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì vậy, nếu bé không muốn bú thêm thì mẹ không nên ép. Việc đó có thể khiến dạ dày của con bị quá tải, gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.

Luôn phải theo dõi quá trình bé bú

binh-sua-cho-be-1.jpg

Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc bú lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa.
Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc dễ khiến sữa lọt vào đường thở, gây nguy hiểm cho con.
Trong lúc trẻ đang bú không được nói chuyện hoặc làm trẻ cười vì phản ứng khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé vẫn tiếp tục nhận sữa. Cha mẹ vì thế không được lơ đãng dù chỉ một phút trong lúc trẻ bú bình.
Đặc biệt, tuyệt đối không được để trẻ tự cầm bình bú vì các tai nạn nghẹt thở do sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Sau khi cho con bú, hãy luôn theo dõi biểu hiện của trẻ.
Trong trường hợp không may trẻ đang bú bị sặc, hãy ngừng ngay việc cho ăn và sơ cứu ngay lập tức. Mẹ cần nắm vững các thao tác sơ cứu khi bé sặc sữa.

Cho bé bú bình không đúng cách có thể làm phản tác dụng của sữa. Vì vậy, qua trên mong mẹ đã biết những điều cần tránh và cần nhớ khi cho bé bú bình để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Bedayroi xin gửi tới cha mẹ các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn, không gây độc hại cho trẻ. Đặc biệt các sản phẩm đều nhận được chứng nhận FDA của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ về độ an toàn khi sử dụng.
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top