Lucid Dream - Nơi Những Thứ Điên Rồ Thành Sự Thật

Dungtran

Dungtran

Thành viên cấp 1
#1
Lucid dream - Hay còn gọi là mơ tỉnh, là 1 giấc mơ mà bạn có thể điều khiển. Nghe thật thú vị đúng không nào ? Hãy cùng TATANA tìm hiểu sâu hơn nhé.

Vậy cụ thể lucid dream là như thế nào ?
Khi nói đến lucid dream thì đơn giản nhất là hãy thử hình dung đến thế giới nơi bạn đang sinh sống thì bỗng 1 ngày, nguyên 1 viên thiên thạch rơi xuống. Tất cả đều chìm trong hoảng loạn thì bạn xuất hiện và "Bùm!", chỉ bằng 1 tay bạn đã làm tan nát viên thiên thạch đó.

Hay là crush mà bạn thầm thương trộm nhớ bao lâu bỗng nhiên tỏ tình với bạn, thứ mà bình thường không bao giờ xảy ra thì nay lại có thể.

Tất cả đều có thể diễn ra ở trong giấc mơ tỉnh - hay còn gọi là lucid dream, đây là 1 giấc mơ mà bạn ý thức được rằng mình đang mơ và giấc mơ hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của bạn.

Khác với những giấc mơ bình thường, khi bạn tỉnh dậy bạn hoàn toàn nhớ được những gì đã diễn ra trong lucid dream bởi vì lúc bạn đang mơ não bộ của bạn vẫn đang hoạt động nhưng cơ thể thì lại đi ngủ. Điều này cho phép bạn khi thức dậy hoàn toàn tràn đầy năng lượng và vẫn ghi nhớ được những gì đã diễn ra.

Uoi5Dcq.png

Lucid dream - Vùng đất của sự mộng mơ.

Làm thế nào để có thể vào được lucid dream ?
Đối với những người lần đầu biết đến lucid dream thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là nắm được lí thuyết và phân biệt được các loại giấc ngủ.

Giấc ngủ thông thường có 2 loại. Chúng bao gồm :

  • Giấc ngủ không REM (non-REM) : Trong loại giấc ngủ này mắt không chuyển động nhanh, vì thế giấc mơ sẽ không xuất hiện trong giai đoạn ngủ này.
  • Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) : Giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh. Trong giai đoạn này não bộ hoạt động mạnh nên dễ hình thành các giấc mơ, tạo nền tảng để chúng ta tiến tới lucid dream. Trung bình cứ sau 90 phút, chúng ta sẽ bước vào giấc ngủ REM và quá trình này có thể kéo dài 1 tiếng.

Tiếp theo chúng ta cần biết được 5 giai đoạn của 1 giấc ngủ gồm : Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Ngủ mơ là giai đoạn cuối của giấc ngủ, cũng là mục tiêu của chúng ta hướng tới.

Về lí thuyết, nếu muốn tiến nhập vào lucid dream thì ngủ mơ REM phải diễn ra nhiều lần và dài hơn so với các giai đoạn khác. Giai đoạn này diễn ra càng lâu và tầng suất càng nhiều càng tốt, nếu chúng có thể diễn ra liên tiếp thì việc tiến nhập lucid dream sẽ rất dễ dàng.

Theo 1 nghiên cứu về giấc ngủ, trung bình cứ 1 đêm ngủ 8 tiếng chúng ta sẽ trải qua 6 lần ngủ mơ REM, và trong đó 3 lần ngủ mơ REM cuối cùng sẽ diễn ra khoảng trong vòng 2 tiếng ngủ cuối cùng.

Thế nên nếu những ai không đảm bảo được về việc thời gian ngủ đủ thì khả năng tiến vào lucid dream sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có khi sẽ bị giảm tới 1 nửa.

20190620_094524_328801_Photo-1-154754555857_max-800x800.jpg

Ngủ đủ 8 tiếng sẽ dễ tiến vào lucid dream hơn.

Quá trình sinh hoạt trong ngày của bạn cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng tiến vào lucid dream
Nếu trong ngày bạn sử dụng nhiều các sản phẩm chứa cồn hoặc các chất kích thích thì việc bạn cần suy nghĩ là về vấn đề sức khỏe bản thân chứ không phải lucid dream nữa đâu. Vì các chất cồn và kích thích thần kinh sẽ ức chế các chu kì giấc ngủ, từ đó giảm hiệu quả tiến vào giai đoạn ngủ mơ REM.

Các loại thuốc ngủ, thực phẩm bổ sung melatonin có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng về cơ bản thì các chu kì ngủ của bạn cũng đã bị tác động nên khả năng tiến vào lucid dream không xác định được.

Thời gian dùng bữa trong ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có 1 số trường hợp khi ăn quá muộn vào buổi tối thì họ lại dễ bị gặp ác mộng hơn.

Ngoài ra các loại ánh sáng xanh và sóng điện từ được phát ra từ di động, laptop, tv cũng sẽ làm bạn khó ngủ. Tốt nhất là nên dừng sử dụng chúng từ 1 đến 2 tiếng trước khi ngủ để dễ ngủ sâu hơn.

gayhaichomat1_800x449.jpg

Ánh sáng xanh từ điện thoại gây khó ngủ.

Tập trung duy nhất vào 1 mục tiêu đó là đi ngủ để vào lucid dream
Dĩ nhiên, bước cuối cùng để tiến vào lucid dream là đây : đi ngủ.

Đầu tiên sẽ khó cho bạn để làm được bước này vì khi đã ngủ say rồi thì sao mà nhớ được gì nữa nhưng bạn phải cố gắng vì điều này vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trải nghiệm lucid dream đấy.

TATANA sẽ giới thiệu với bạn kĩ thuật MILD được biết đến trong quyển sách "Exploring the World of Lucid Dreaming” (tạm dịch: Khám phá thế giới của mơ tỉnh) :

  1. Dream Recall (Thiết lập ghi nhớ giấc mơ) : Trước khi ngủ, hãy quyết tâm tỉnh dậy và ráng nhớ lại những giấc mơ của mình trong mỗi lần ngủ mơ suốt buổi đêm (bất cứ khi nào bạn cảm thấy có thể dậy).
  2. Nhớ lại giấc mơ : Khi tỉnh dậy sau mỗi lần ngủ mơ, bất kể mấy giờ, hãy cố nhớ lại thật nhiều chi tiết có thể đã xuất hiện trong giấc mơ và ghi chép ra 1 cuốn nhật kí, hoặc bạn có thể để sẵn 1 cái máy thu âm sẽ tiện hơn. Nếu thấy quá mệt mỏi và muốn nằm xuống ngủ tiếp thì hãy làm thứ gì đó để giữ tỉnh táo (tập trung nhìn vào 1 thứ gì đó trong phòng, hoặc tự nhéo mình chẳng hạn).
  3. Tập trung vào mục đích : Khi quay lại ngủ tiếp, hãy tập trung cao độ vào mục đích là phải nhận ra bạn đang mơ. Có thể tự nhủ với mình như thế này: “Đây chỉ là mơ. Tất cả chỉ là tôi đang mơ”. Loại bỏ hết mọi điều không cần thiết và chỉ dồn hết năng lượng để nhớ rằng bạn đang trải nghiệm giấc mơ của riêng bạn.
  4. Lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi mục đích của bạn đã được thiết lập, sau đó, để cho mình chìm vào giấc ngủ. Nếu trong khi ngủ, bạn thấy mình nghĩ đi đâu khác thì hãy lặp lại quá trình trên sao cho thứ cuối cùng xuất hiện trong đầu bạn trước khi ngủ là mục đích của bạn: nhớ rằng bạn sắp mơ.

trang-tri-nhat-ky-1.jpg

Tập viết vào nhật kí giấc mơ.

Đối với những người mới bắt đầu thì bạn có thể đặt đồng hồ sau 6 tiếng. Sau khi tỉnh dậy thì bắt đầu thực hiện kĩ thuật MILD cho đến khi ngủ tiếp.

Hãy nhớ rằng, 2 tiếng cuối cùng của giấc ngủ là vô cùng quan trọng để tiến vào lucid dream.

Cách nhận biết rằng đây chỉ là 1 giấc mơ

Khi bạn đã ngủ rồi, đã tiến vào giấc mơ rồi, và bạn không chắc rằng bạn đang mơ hay không vậy phải làm sao ?

TATANA sẽ chỉ 2 cách phổ biến để bạn dễ nhận biết nhé.

  • Dream signs (Những dấu hiệu của giấc mơ) : Chắc bạn cũng thường hay nghe những câu đại loại như "tôi không nhớ rõ mặt những người tôi gặp trong mơ" hay là "họ cứ mông lung thế nào ấy nhưng họ vẫn ở đó", "mọi thứ sắp xếp không giống những gì tôi nhớ",... tất cả những thứ kì lạ này đều là dấu hiệu của giấc mơ. Bạn nên ghi rõ những thứ này vào nhật kí giấc mơ của mình, càng đều đặn càng tốt. Khi tiềm thức bạn đã ghi nhớ thì bạn sẽ dễ nhận ra chúng trong 1 giấc mơ hơn.
  • Critical stress state (Trạng thái tới hạn) : Với cách này bạn sẽ phải luyện tập thường xuyên trong thế giới thực của mình. Với những ai từng biết tới tác phẩm điện ảnh "Inception" của đạo diễn Christopher Nolan thì sẽ rõ cách làm này hơn. Bạn cần liên tục thực hiện 1 hành động đơn giản nhưng cụ thể nào đó trong thế giới thực của mình như việc xoay 1 con quay chẳng hạn, nếu hành động cụ thể đó diễn ra 1 kết quả bất thường khác với điều bạn biết thì bạn nên bắt đầu kiểm tra xung quanh mình và tìm kiếm những dấu hiệu giấc mơ xem chúng có xuất hiện không. Nếu có bất kì điều gì bất thường xuất hiện thì hãy tự nhủ với mình rằng "Hãy bay lên thử xem nào!".

idesign-inception-08.jpg

Có thể tập với 1 con quay để dễ xác định.

Cuối cùng, 1 mẹo nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là kiếm cho mình 1 tấm nệm thật xịn.

Bạn sẽ không thể nào vô giấc ngủ được nếu phải nằm trên 1 tấm nệm quá mềm hoặc quá cứng đúng không nào. May mắn là TATANA có những tấm nệm tốt nhất mà bạn có thể sở hữu được để giúp tiến vào hành trình lucid dream của mình đấy.

Còn bây giờ thì nhắm mắt lại và ngủ đi nào các dreamers.
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top