Hăm tã ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị mẹ nên biết

  • Thread starter lehoai11061997
  • Ngày gửi
L

lehoai11061997

Thành viên mới
#1
Hầu như những năm tháng đầu đời của các bé sẽ mắc phải một số bệnh về da, một trong số đó là bệnh hăm tã. Bản thân bé nhà mình cũng từng mắc hăm tã nên mình biết tâm lý các mẹ lo lắng thế nào.
Mình đã tổng hợp những kiến thức liên quan đến bệnh hăm tã ở trẻ em trong bài viết dưới đây, các mẹ cùng tham khảo để áp dụng và chữa trị bệnh hiệu quả cho con nhé!
1. Nhận biết 7 loại hăm tã ở trẻ em
Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ em có những biểu hiện khác nhau, có thể chia thành 7 loại hăm tã như:
  • Viêm da phồng rộp: Đây là dạng hăm tã thường gặp nhất ở trẻ em với các biểu hiện như vùng da bé mặc tã như mông, đùi bị sưng lên, phồng rộp và tấy đỏ. Nguyên nhân thường do bé mặc tã dính chất thải thời gian dài không được thay rửa.
  • Viêm da dị ứng: Hăm da xuất hiện dưới dạng các mảng đóng vảy khô cứng trên da bé, ở vùng da háng, chân và có thể lan ra rộng hơn. Bé mắc bệnh thường do các chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng, do tác động từ yếu tố môi trường hoặc di truyền
  • Viêm da nhiễm trùng nấm men: Đây là dạng hăm tã nhẹ xuất hiện ở những vùng da bé mặc tã có nhiều nếp gấp, ở chân hoặc giữa phần đùi và bụng. Da bé ban đầu sẽ xuất hiện mụn đỏ, sau đó mụn mọc nhiều hơn và khiến một vùng da của bé đỏ rực. Nguyên nhân gây bệnh thường do dùng thuốc kháng sinh.
  • Viêm da quanh hậu môn: Da bé ở vùng hậu môn sẽ xuất hiện vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ thẫm, gây đau rát ngứa ngáy. Tình trạng bệnh thường gặp ở những bé bú sữa bình vì chất thải của bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường.
  • Hăm tã chốc lở: Da bé sẽ xuất hiện những mảng cứng nâu vàng, trên da có cả mụn nhọt và vết phồng rộp đầy mủ kem theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Vùng da mắc bệnh thường là phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và có thể lan ra rộng hơn trên cơ thể bé. Bệnh chốc lở do vi khuẩn streptococci hoặc staphylococcus gây ra.
  • Viêm da ngấn tã: Đây là một dạng kích ứng da do tã bé mặc có phần mép tã cọ xát lên da khiến da tấy đỏ và bị kích thích. Bệnh xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên, khi da tiếp xúc với chất ẩm và hơi nóng sẽ khiến bệnh nặng thêm
  • Viêm da cọ xát: Khi các nếp gấp trên da bé cọ xát lẫn nhau có thể gây ra hăm tã vì làn da của bé rất nhạy cảm. Trường hợp này cha mẹ có thể nhận biết khi da bé bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi và bụng.
2. Trẻ bị hăm tã nhiều nhất vào mùa nào?
Theo các chuyên gia y tế, các trường hợp bé bị hăm tã chủ yếu xảy ra vào mùa lạnh.
Bởi cha mẹ sợ thời tiết với nhiệt độ thấp, bé tè dầm sẽ bị lạnh nên thường đóng bỉm, mặc tã cho con 24/24. Tuy mặc tã sẽ giúp trẻ ấm hơn, tránh bị bẩn giường chiếu, chăn ga nhưng vô tình cũng khiến mông và bẹn của bé phải tiếp xúc với chất thải thời gian dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, do thời tiết lạnh nên cha mẹ cũng lười rửa, vệ sinh cho bé vì sợ bé bị cảm lạnh hoặc sau khi tắm, rửa cho con xong mà mẹ chưa lau khô da đã vội vàng mặc đồ cho con cũng khiến da bé ẩm ướt, bí bách.
Nhiều mẹ còn dùng cả phấn rôm thoa lên da bé cho thơm tho mà không hề biết rằng điều này sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và làm giảm khả năng thoát ẩm của da, gây ra hăm tã.
3. Chăm sóc bé bị hăm tã
  • Thay tã cho bé thường xuyên, tốt nhất là 2 tiếng mẹ nên thay cho con 1 lần.
ham-ta-o-tre-so-sinh-va-cach-chua-tri-me-nen-biet-2.jpg

Mẹ thay tã cho con​
  • Vệ sinh vùng da mặc tã của bé với nước ấm sạch. Sau đó mẹ nên dùng khăn sạch mềm mại lau khô da bé. Khi vệ sinh da bé, mẹ không chà xát mạnh sẽ khiến da bé bị tổn thương.
  • Mẹ cố gắng để bé không mặc tã nhiều giờ trong ngày. Mẹ không nên quá lạm dụng tã, mặc cho con cả ngày sẽ khiến da bé càng bí bách và bệnh hăm tã nặng thêm.
  • Mẹ có thể sử dụng xà phòng nhẹ dịu, không chứa xà phòng để tắm và vệ sinh da cho bé.
  • Nếu mẹ dùng tã vải mặc cho con, khi giặt tã mẹ cần ngâm tã với nước lạnh trước. Sau đó giặt tã trong nước nóng cùng chất tẩy nhẹ, mẹ có thể thêm chút giấm khi giặt để loại bỏ mùi hôi và giặt lại tã thật sạch. Mẹ chú ý không dùng nước xả vải vì có thể làm kích ứng da bé.
  • Mẹ có thể sử dụng một loại kem chứa kẽm oxit bôi da hỗ trợ điều trị hăm tã cho con.
  • Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ da liễu trong trường hợp da bé có dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, mụn nước, mưng mủ hoặc sưng tấy nghiêm trọng.
4. Tổng hợp những phương pháp dân gian điều trị hăm tã hiệu quả
4.1. Cách trị hăm tã bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa:
Mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô da bé, tiếp theo mẹ lấy lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vùng da bị hăm của con. Khi thoa, mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng và kết hợp massage nhẹ để dầu dừa thấm sâu và mang lại hiệu quả điều trị. Cuối cùng, mẹ đợi dầu dừa khô hẳn và mẹ có thể mặc tã mới cho con.
4.2. Dùng bột yến mạch
Hàm lượng protein trong thành phần lúa mạch vừa có khả năng tăng cường hàng rào bảo vệ da, vừa giúp làm dịu da đồng thời ngăn ngừa tình trạng da bị viêm nhiễm. Ngoài ra, thành phần saponin giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trong lỗ chân lông hiệu quả.
ham-ta-o-tre-so-sinh-va-cach-chua-tri-me-nen-biet-3.jpg

Bột yến mạch kháng viêm, kháng khuẩn tốt​
Mẹ pha 1 muỗng canh bột yến mạch cùng lượng nước ấm vừa đủ để tắm cho con, sau đó mẹ để bé ngâm mình trong chậu khoảng 10 phút. Cuối cùng mẹ tắm tráng lại cho con 1 lần nữa với nước sạch.
4.3. Dùng lá lô hội
Thành phần lô hội giúp kháng viêm, làm dịu tình trạng da bé bị kích ứng do rôm sảy, đồng thời dưỡng ẩm da, hỗ trợ điều trị rôm sảy.
Mẹ chọn lá lô hội không sâu bệnh, đem cắt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó cắt 1 lát mỏng rồi thoa phần gel nhẹ nhàng lên da bé ở vùng da bị hăm tã. Mẹ để khô da bé tự nhiên và có thể mặc tã mới cho con.
5. Trị hăm tã bằng các loại kem bôi da
  • Kem Bepanthen
Với các thành phần hoạt chất chính: Dexpanthenol kết hợp cùng tá dược: protegin X, cetyl alcohol, stearyl alcohol, sáp ong trắng, mỡ cừu, parafin trắng, dầu hạnh đào, parafin lỏng, nước tinh khiết. Sản phẩm mang lại hiệu quả chăm sóc và bảo vệ da bé, phòng và điều trị khi da bị xây xát, nổi mẩn đỏ đồng thời tái tạo da, làm lành vết thương và dưỡng ẩm cho da bé.
  • Kem Sudocrem
Các thành phần: Zinc oxide giúp giảm tổn thương da, dưỡng ẩm da, Benzyl benzoate và benzyl cinnamate (chiết xuất từ nhựa cây Balsam) giúp kháng khuẩn chống viêm nhiễm, Anhydrous hypoallergenic lanolin giúp làm dịu nhanh vết mẩn đỏ kết hợp cùng Benzyl alcohol giúp giảm đau sưng tấy, nhiễm trùng hiệu quả. Sản phẩm hỗ trợ điều trị hăm tã an toàn, hiệu quả.
  • Kem Biohoney Baby
Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ New Zeland, với các thành phần thiên nhiên như: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng...giúp kháng khuẩn, kháng viêm cho da bé, đồng thời giảm ngứa, làm dịu da, dưỡng ẩm, tái tạo da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.
Hướng dẫn bôi kem trị hăm tã cho bé đúng cách
: Thời điểm cha mẹ thoa kem trị hăm tã cho bé tốt nhất là vào mỗi lần thay tã cho con khi bé đi vệ sinh xong và trước khi bé đi ngủ.
Những bước bôi kem bôi trị hăm tã hiệu quả cho con:
Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng lau rửa vùng da bé bị hăm bằng nước sạch và lau khô vùng da bé bằng khăn mềm.
Bước 3: Mẹ lấy một lượng kem vừa đủ và dùng các đầu ngón tay thoa lên da con ở vết hăm, mẹ có thể thoa rộng hơn ra những vùng da xung quanh để phòng ngừa hăm tã lây lan.
ham-ta-o-tre-so-sinh-va-cach-chua-tri-me-nen-biet-4.jpg

Mẹ thoa kem trị hăm tã cho con​
Lưu ý: Mẹ chỉ nên thoa lớp kem mỏng và đều, tránh thoa quá nhiều sẽ làm hại da bé.

Trên đây là kiến thức về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị mẹ nên biết. Hy vọng cha mẹ sẽ có đủ kiến thức để chữa bệnh nhanh chóng cho con nhé!
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top