Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết!

Thanh Thư

Thanh Thư

Thành viên mới
#1
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò hay còn gọi là dị ứng protein sữa bò, là một trong những loại dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Những biểu hiện của loại dị ứng này rất dễ nhầm lẫn qua các bệnh lý về tiêu hóa và hô hấp khác.
Dị ứng đạm sữa bò là gì?
di-ung-dam-sua-bo.jpeg

Dị ứng đạm sữa bò là một loại dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi với tỉ lệ mắc khoảng từ 2 – 7,5%, đa phần các bé sẽ khỏi hẳn khi được 1-3 tuổi. Dị ứng đạm sữa bò thường xuất hiện khi trong khẩu phần ăn của các bé có sữa bò hoặc các thức ăn có thành phần từ sữa bò như phomai, sữa chua, váng sữa…
Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò
Nguyên nhân xảy ra tình trạng dị ứng là do hệ miễn dịch của bé nhận định sai rằng các protein (đạm) trong sữa bò là các tác nhân có hại cho cơ thể nên tự động tao ra các kháng thể trung hòa các protein này và giải phóng ra Histamin và các hoạt chất trung gian gây dị ứng khác, từ đó dẫn đến hàng loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng ở trẻ như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, nổi mề đay phát ban, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí sốc phản vệ…
Nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng với đạm sữa bò thì khả năng thế hệ con cháu bị dị ứng đạm sữa bò là rất cao.
Các dấu hiệu nhận biết dị ứng ứng đạm sữa bò ở trẻ
Những triệu chứng khi bé bị dị ứng đạm sữa bò khá đa dạng, thời gian xảy đến cũng không xác định vì vậy cha mẹ rất hay bị nhầm lẫn giữa dị ứng đạm sữa bò với hội chứng không dung nạp Lactose ở trẻ. Nói chung trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể sẽ có một số biểu hiện sau:
Triệu chứng tức thời:
  • Khó thở
  • Môi, lưỡi, mặt sưng lên
  • Da mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay
  • Viêm da dị ứng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
Triệu chứng muộn:
  • Sổ mũi, ho kéo dài, thở khò khè
  • Trẻ hay thức giấc, quấy khóc cả đêm
  • Mệt mỏi, biếng ăn
  • Thường xuyên trào ngược và nôn ói
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, có thể đi tiêu lỏng hoặc trong phân có máu
  • Đau quặn bụng ít nhất 3 ngày/tuần và kéo dài trên 3 tuần
Tùy theo cơ địa mỗi bé mà các triệu chứng và thời gian xuất hiện các triệu trứng sẽ khác nhau. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của trẻ, điển hình như cân nặng giảm, thể chất và tinh thần kém.
Khi bé nhà bạn có những triệu chứng nói trên, dù có nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay không, hãy dừng cho bé sử dụng sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Sau đó đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời.
Mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò
Đối với bé dưới 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, sữa là nguồn thức ăn chủ yếu và cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Điều mẹ có thể làm là loại bỏ hoàn toàn sữa bò và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò ra khỏi thực đơn của cả mẹ và bé. Áp dụng thực đơn không sữa bò, mẹ lưu ý cần phải bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D cho cơ thể.
Đối với những bé không uống sữa ngoài thì lời khuyên ở đây là nên sử dụng sữa công thức đạm thủy phân toàn phần hoặc sữa công thức đạm Amino axit. Ba mẹ cũng có thể tìm các loại sữa tương tự, trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân hoàn toàn), “Amino acid-based formula” (công thức acid amin) cho bé sử dụng.
Đối với trẻ 6 tháng trở lên
Ở độ tuổi này, mẹ đã bắt đầu cho bé ăn dặm, trong khẩu phần ăn của bé nên loại bỏ những món ăn có thành phần từ sữa bò như: Phô mai, bơ, sữa bột, váng sữa, sữa chua… các loại bánh ăn dặm, bột ăn dặm có thành phần đạm sữa bò. Khi mua thực phẩm cho bé, ba mẹ cần xem kỹ thành phần của sản phẩm.
Ngoài ra các mẹ cũng cần chú ý một số loại thực phẩm không có bảng thành phần nhưng thường được thêm sữa bò vào như: Các loại bánh mì ngọt, bánh bông lan, bánh quy, bánh pudding, bánh flan, súp bí đỏ… các mẹ cũng cần tránh cho bé sữ dụng.
Khi tách sữa ra khỏi khẩu phần ăn của bé, việc bổ sung Canxi và Vitamin D cho bé là rất quan trọng, các mẹ có thể bổ sung qua các loại thực phẩm giàu Canxi và vitamin D hoặc các loại thuốc bổ chỉ định cho bé.
Lưu ý: tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ mang tính chất tạm thời và đa phần sẽ chấm dứt khi bé từ 1 đến 3 tuổi. Khi bé được 1 tuổi hoặc tùy vào tình hình sức khỏe, có thể cân nhắc cho bé dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm sữa bò. Nếu không thấy triệu chứng nào xảy ra, bé có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường với sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.
Nguồn tham khảo: suatotnhat.com
 
Sửa lần cuối:

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top