Bướu Máu Là Gì?

thanhhk7

thanhhk7

Thành viên mới
#1
HÃY CÙNG MẸ VIỆT TÌM HIỂU
Bướu máu là một loại bướu lành, được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô) các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường tạo nên bướu máu.
Cho đến nay, bướu máu có đầy đủ các tính chất của một khối u ngoại trừ một tính chất, đó là khối u lành tính và đa phần tự teo đi trong các giai đoạn về sau. Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng chứa đầy mạch máu và máu. Tuy nhiên nó khác với các khối u phần mềm khác, u máu đa phần lành tính và tự khỏi, thường xuất hiện ở mặt, đầu, cổ, mông, đùi của trẻ em. Chỉ một số ít xuất hiện ở gan, hầu họng, tim, cột sống. Những dạng này chiếm tỷ lệ rất ít và thường gặp ở người trưởng thành. Đa phần u máu nội tạng xuất hiện ở gan.

Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể không phát triển, chỉ to ra theo tỉ lệ phát triển của đứa trẻ (bướu máu phẳng). Trong các dạng khác, thường gặp hơn, bướu phát triển to dần từ khi xuất hiện, sau đó đột ngột to nhanh từ khi trẻ được 2,5 tháng tuổi cho đến 9 tháng tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng của bướu. Sau đó bướu phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm: bướu máu sẽ chuyển dần thành bướu sợi – mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa được 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi, kết thúc khi trẻ 10 – 12 tuổi.
Trong giai đoạn tăng trưởng, bướu máu có màu đỏ tươi, bề mặt căng và có nhiệt độ “nóng” khi sờ vào. Trong giai đoạn thoái triển, bướu máu chuyển màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện những đường nhăn nheo do khối lượng bướu giảm xuống. Sờ vào bướu thấy độ nóng giảm dần.

Bướu máu được chia làm 3 loại.
U máu mao mạch.
Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên da bình thường, ấn xuống không mất màu.
U máu dạng hang. Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.
U hỗn hợp.
Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong da và dưới da.

Cách nhận biết bướu máu.
Màu đỏ hay màu tím, không đau.
Nổi gồ trên da hay niêm mạc. Nếu ta bóp hay ấn khối u thì u xẹp, buông tay ra u lại phồng trở lại.
Nếu va chạm, xây xát có thể gây chảy máu, có thể bội nhiễm vi trùng và làm chảy máu nhiều, gây nguy hiểm.

Cách điều trị bướu máu.
Hiện nay, để điều trị căn bệnh này bác sĩ dựa vào vị trí khác nhau của bướu ở mỗi trường hợp cụ thể, sau đó họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng trường hợp và đạt được các tiêu chí sau đây:
Khỏi bệnh.
Không gây tác hại tới sự phát triển của cơ thể.
Thẩm mỹ.
Có 3 cách điều trị bướu máu:
Cách 1: Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sang (laser) để đốt các tế bào bướu, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và may lại.
Cách 2: Kềm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc (corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị. (Con bạn đang được điều trị theo cách này)
Cách 3: Không can thiệp vào diễn tiến của bướu máu: chờ bướu thoái triển và xử lý di chứng.
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top