Ăn dặm là gì ? 4 Nhóm thực phẩm quan trọng trong ăn dặm

H

Huong Le

Thành viên mới
#1
Ăn dặm là bước chuyển lớn của bé từ chế độ bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn đặc.

Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là hình thức ăn bổ sung cho trẻ từ các loại thức ăn ngoài khác ngoài sữa mẹ như: bột, cơm, cháo, rau, hoa quả, sữa đậu nành,.... theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, thời điểm ăn dặm của trẻ bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi bởi đây chính là thời gian bé có đủ khả năng hoạt động về miệng, lưỡi nên hoàn toàn có thể ăn thức ăn dạng đặc.
Tuy nhiên một số trường hợp bé phát triển tốt, có kỹ năng mẹ cũng nên quan sát và có thể cho bé ăn dặm sớm hơn.
Để cơ thể trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất, bạn nên bổ sung cho trẻ nhiều loại thức ăn khác nhau, mẹ phải lưu ý lựa chọn cho bé những thực phẩm tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn dặm được trừ một số loại thực phẩm hay gia vị chua cay, nhất kà rượu, bia.
Thông thường, trẻ nhỏ không cần kiêng dầu mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt,... vì một lượng nhỏ trong số các loại thức ăn này cũng giúp trẻ khỏe mạnh, cứng cáp.

Để tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, trong 1 ngày, bạn cần bổ sung cho trẻ 4 nhóm thực phẩm sau:
  • Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu (đỗ, lạc), vừng…Ở nhóm này mẹ phải tìm hiểu thật kỹ về thời gian cũng như hàm lượng mà bé ăn được theo từng độ tuổi khác nhau.
  • Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô…
  • Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng…
  • Nhóm cung cấp Vitamin và các loại chất khoáng: rau, quả,... Đặc biệt, các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi,... và các loại rau củ quả có màu đỏ như: chuối, đu đủ, xoài,...

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

1. Cung cấp đây đủ sữa mẹ hoặc sữa bột

Khi bắt đầu tập ăn dặm bé thường không thể ăn nhiều thức ăn ngay lập tức, thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Chính vì vậy, mẹ hãy tập từ từ cho bé ăn từng chút một và cung cấp nguồn sữa cần thiết.

2. Tập cho bé làm quên với thức ăn
Đối với người lớn chúng ta ăn thức ăn rắn thường xuyên nên việc nhai hay ăn là chuyện quá bình thường. Tuy nhiên, đối với bé khi mà bé chỉ biết tới sữa mẹ trong suốt thời gian vừa qua thì việc thay đổi nguồn thức ăn cần phải được mẹ tập từ từ. Ban đầu bé sẽ chỉ ăn vài thìa nhỏ và bột phải loãng, mẹ hãy cùng bé tập làm quen dân dần chứ đừng ép bé phải ăn một lượng thức ăn cụ thể.

3. Cho bé bắt đầu ăn với đa dạng các loại thức ăn
Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm mẹ hãy chịu khó chế biến nhiều món, nhiều loại thức ăn khác nhau để thử xem bé thích mùi vị nào, loại thức ăn nào cũng như quan sát xem bé có bị dị ứng với bất cứ loại nào không. Tuy nhiên, khi chế biến thức ăn cho bé mẹ nên hạn chế các loại gia vị của người lớn, bé ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận và hệ tiêu hóa của bé.
Trải qua quá trình thử, tìm hiểu khẩu vị của bé, mẹ sẽ hiểu bé hơn và có được danh sách các món ăn mà bé thích ăn, khi đó mẹ có thể tăng lượng thức ăn cho bé tùy ý mà không sợ bé bị chán hay ngán.

4. Ngừng ngay khi bé không muốn ăn
Bé sẽ cho bạn biết khi nào muốn ngừng ăn, đó là lúc bé nhè thức ăn, quay mặt đi nơi khác, hay khóc ré lên khi mẹ cố đút cho ăn. Mẹ hãy tôn trọng con, đừng bắt bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Trẻ em sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã no, một khi mẹ hiểu được điều này thì mẹ sẽ tránh.
Mẹ luôn nhớ rằng, người lớn chính là một hình mẫu để bé học tập, vậy nên bé sẽ cảm thấy thích thú với thức ăn nếu người lớn ăn chúng một cách ngon lành.

5. Dọn dẹp bãi chiến trường khi bé tập ăn dặm
Khi bé lớn dần, bé sẽ cố gắng tự học cách ăn. Mẹ nên chuẩn bị thật tốt cho việc ăn của bé bằng cách sử dụng ghế ăn dặm, yếm che, khay thức ăn chuyên biệt,…. Để tránh việc phải lau dọn sàn nhà quá nhiều mẹ nên đặt một tấm thảm trước sau đó mới để bé ngồi ăn trên đó.
Khi cho bé tập ăn dặm mẹ cũng sẽ rèn luyện được thêm cho bản thân tính kiên nhẵn, bởi mỗi đứa trẻ một tính cách khác nhau cách ăn cũng khác nhau, mẹ phải thực sư kiên nhẫn chờ những phản hồi tích cực từ con.
Ăn dặm là một quá trình khá gian nan nhưng cũng khá thú vị đối với cả mẹ và bé. Đây được coi là bước chuyển từ chế độ dạng lỏng (bú sữa mẹ đơn thuần) sang bổ sung dinh dưỡng bằng dạng sệt (dạng lợn cợn, dạng sệt, dạng miếng).
Mẹ có thể chiến đấu với tất cả thế giới chỉ vì mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng mẹ yên tâm chắc chắn những điều mẹ làm sẽ được con đón nhận và sau này sẽ nhận được phản hồi tích cực từ gia đình.
Nguồn: andam3in1.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Facebook

Top