Một số mẹo giúp bé sử dụng thìa dễ dàng hơn

LamMyTram

LamMyTram

Thành viên mới
#1
Tại Việt Nam các bác sĩ, nhi khoa thường đưa ra lời khuyên trẻ sơ sinh nên được bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh. Sau 6 tháng trẻ cần được bổ sung sữa công thức và bắt đầu quá trình ăn dặm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của cơ thể.
Đối với hầu hết tất cả các bé, khoảng thời gian ăn dặm không hề dễ dàng. Lúc này bé bắt đầu học cách hình thành một kĩ năng mới là nhai và tiếp xúc với những thức ăn thô. Vì vậy, việc con chán ăn, không chịu hợp tác, bày bừa, khóc hét, nôn trớ… để phản đối thức ăn luôn khiến các mẹ đau đầu. Thế nên khi thấy một em bé ngồi ăn ngoan ngoãn trong ghế ăn, tự mình xúc thìa, hoàn thành bữa ăn một cách xuất sắc thì các mẹ đều “thèm thuồng” mong ước.

unnamed (2).jpg

Tập dùng thìa có khó không?
Phương pháp ăn dặm chỉ huy hay cách gọi nôm na là phương pháp ăn “bốc” nhằm chỉ quãng thời gian ban đầu lúc bé tập ăn dặm chỉ huy. Ban đầu bé sẽ tập ăn bốc lâu dần chuyển qua tập nhón, tập dùng ống hút và kĩ năng dùng thìa là mục tiêu lớn nhất về vận động mà bé đạt được trong phương pháp ăn dặm chỉ huy này.

Bản chất của kĩ năng dùng thìa
Động tác xúc thìa, cầm thìa là một kĩ năng vận động thực sự khó. Bởi vì nó đòi hỏi một chuỗi sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác giữa não, mắt, tay và miệng. Một thìa thức ăn đi từ bát qua thìa vào tới miệng sẽ phải trải qua một chuỗi các phối hợp phức tạp của các bộ phận trên cơ thể.
Không chỉ là sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thể, kĩ năng dùng thìa còn đòi hỏi sự dẻo dai và khéo léo của bàn tay,cổ tay và cánh tay của con:

  • Tay cần đủ vững để cầm chắc thìa
  • Cổ tay cần đủ linh hoạt và mềm dẻo để di chuyển chiếc sao cho múc được thức ăn vào thìa.
  • Cánh tay cần đủ chắc chắn,dẻo dai và linh hoạt để nhấc thìa lên,đưa thìa đến gần miệng,gấp cổ tay để đưa thức ăn vào miệng chính xác và chờ miệng há ra để đưa thức ăn vào miệng
Với một em bé, tập kĩ năng cầm thìa là một hành trình dài và khó khăn. Do đó, trước khi sốt ruột vì tại sao mãi con không biết xúc bằng thìa, cha mẹ hãy thử tưởng tượng xem khi mình tập một kĩ năng mới thì mất bao lâu và nhắc nhở mình cần phải kiên nhẫn với con hơn nữa.

Thời điểm thích hợp để bé làm quen với thìa
Có rất nhiều mẹ nghĩ rằng cho con làm quen với bát thìa từ sớm, khi bé mới tập ăn sẽ rút ngắn thời gian con biết xúc. Tuy nhiên kết quả lại ngược lại, có bé thậm chí đến vài tháng vẫn cứ thờ ơ hoặc chơi với bát thìa, chẳng chịu tập luyện gì cả và cha mẹ sẽ dễ nản lòng và cho rằng con mình kém cỏi. Thật ra đó chính là sai lần của mẹ khi chọn sai thời điểm cho quen tập làm quen với thìa.
Trước khi tập cho bé dùng thìa, bé nên hoàn thiện kĩ năng bốc nhón đã. Vì khi đó kĩ năng vận động của bé đã khéo léo hơn một bậc, hơn nữa bé đã qua thời khám phá thức ăn nên sẽ tập trung khám phá đồ chơi mới (là bát và thìa) nên sẽ nhanh chóng nhận ra công dụng của nó hơn so với khi vừa phải tìm hiểu thức ăn vừa phải tìm hiểu bát, thìa.
Bé cũng ăn uống có tự chủ hơn, độ cáu kính của bé giảm nhiều so với khi chưa hoàn thiện kĩ năng vận động bốc nhón để tiếp cận thức ăn, tính tập trung trong bữa ăn cũng tăng dần. Hoàn thành kĩ năng bốc nhón còn có nghĩa là bé sử dụng các ngón tay khéo léo hơn, cổ tay cũng đã được rèn luyện uyển chuyển hơn thì khi chuyển sang cầm thìa bé cũng sẽ thực hiện dễ dàng hơn.
Nếu các mẹ muốn, vẫn có thể cho bé làm quen với bát thìa từ sớm. Tuy nhiên, thời điểm một bé 6 – 7 tháng và một bé 9 – 10 tháng từ lúc mới chơi bát, thìa đến lúc nhận ra thìa dùng để làm gì hầu như là như nhau (trung bình bé sẽ biết điều đó khi được 11 tháng trở lên). Vậy nên, với những bé được chơi từ lúc 6 – 7 tháng thì mẹ nên kiên trì hơn một chút và nên hiểu rõ về sự phát triển của con đẻ tránh cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì mãi mà con vẫn chưa biết sử dụng thìa.

Chọn thìa thế nào cho phù hợp với con
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thìa dành cho các bé với mọi chất liệu, kiểu dáng tới từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó có những loại thìa sản xuất dành cho những bé được bón thức ăn chứ không phải cho những bé tập xúc. Do đó, cha mẹ cần xác định xem những loại thìa nào hỗ trợ tập xúc dễ dàng. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần nhớ khi lựa chọn thìa cho bé.

Chưa có tên.png

Nên dùng thìa:

  • Có lòng hình tròn hoặc oval hơi tròn, đường kính khoảng 2 – 3 cm để bé khi bé xúc thức ăn vào thìa được dễ dàng.
  • Cán thìa vừa phải (ngắn hơn thìa người lớn hay ăn một chút) cho bé cầm không bị vương víu chiều dài khoảng 7 – 9cm.
  • Có độ sâu vừa phải, để thức ăn ở trong thìa được lâu và không bị rơi vãi do thời gian đầu bé chưa điều khiển được thìa đúng cách rất dễ di chuyển linh tinh khiến thức ăn rơi ra ngoài.
  • Làm bằng gỗ, nhựa hoặc silicone không chưa BPA hay các chất độc hại khác, phải đảm bảo an toàn cho bé. Độ nặng vừa phải sao cho người lớn cầm lên thấy nhẹ hơn là được.
Những loại thìa không nên dùng:
  • Quá to hoặc có cán cầm quá dài khiến bé cầm vướng víu, hay quá nhỏ khiến bé khó, cầm khó sử dụng.
  • Quá nặng, do ban đầu lực tay bé còn yếu, xúc những loại thìa này khả năng thành công sẽ không cao, bé rất dễ cáu, dễ gây nản chí.
  • Quá nông, sẽ làm thức ăn bé xúc được thời gian đầu vương vãi hết ra ngoài do tay bé chưa thuần thục. Hệ quả là làm bé bực bội khi không có thức ăn trong thìa.
  • Làm bằng silicon hay nhựa quá mềm vì bé cầm không quen sẽ không có cảm giác chắc tay và cũng khó để xúc thức ăn vào thìa.
  • Thìa vẹo: mẹ thường nghĩ bé dùng thìa vẹo sẽ dễ hơn nhưng như vậy bé lại không học được cách bẻ cổ tay để đưa thức ăn vào miệng. Hậu quả là khi chuyển sang thìa bình thường bé cảm thấy khá lúng túng và không biết cách sử dụng sao cho đúng.
Các món ăn bổ trợ cho việc tập xúc dễ dàng
Có những bé biết xúc đồ sệt, lỏng trước đồ khô trong khi có những bé lại ngược lại. Nên ban đầu, mỗi bữa ăn mẹ có thể chuẩn bị thức ăn ở các dạng khác nhau để bé ưu tiên tập với dạng nào thì sau đó mẹ sẽ ưu tiên cho bé tập với những dạng đó nhiều hơn.
Thức ăn dạng dẻo, dính khó rơi vãi nhưng lại khó xúc vào thìa. Nên nếu mẹ chọn cách xúc sẵn cho con thì sau khi bé đã biết đưa thức ăn lên miệng rồi thì mẹ nên tránh để bé tập xúc với dạng này vì dễ làm bé cáu vì mãi thức ăn không vào thìa.

  • Các món ăn bám dính tốt với thìa: súp đặc, cháo đặc, cơm dẻo, các loại rau củ nghiền trộn sữa như khoai lang nghiền, đậu nghiền.
  • Các món lỏng, sệt: trái cây nghiền, canh, sữa, nước lọc, nước hoa quả, sinh tố, cháo loãng, súp loãng, sữa chua, cơm chan canh (nên hạn chế), nước trái cây, canh mỳ hoặc bún cắt nhỏ.
  • Các món khô: cơm rang, xôi vò, cốm, ngũ cốc ăn sáng, thịt băm xào, trứng bác, ngô xào.
Bên cạnh đó, sự khen ngợi và cổ vũ của ba mẹ và các thành viên trong gia đình luôn là vũ khí rất tốt để giúp bé có thêm động lực để cố gắng.
Bedayroi (Trang chủ ) xin gửi tới cha mẹ các sản phẩm đồ dùng ăn dặm cho bé chất lượng, đảm bảo an toàn, không gây độc hại cho trẻ. Đặc biệt các sản phẩm đều nhận được chứng nhận FDA của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ về độ an toàn khi sử dụng.
 
Cách kích sữa ra nhiều sữa, mẹ nên tham khảo, rất hay
 
cảm ơn b. m sẽ tập cho bé nhà mình
 
cảm ơn bạn đã chia sẻ. mình cũng đang quan tâm
 
cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin đó rất hữu ích
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề mới

Facebook

Top